Việc phát hiện và phát triển kỹ thuật tranh sơn mài đã tạo nên sức ảnh hưởng và tác động vô cùng lớn đối với nền hội họa Việt Nam nói riêng và hội họa Á Đông nói chung. Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Khang, Trần Đình Thọ,… là những cái tên tiêu biểu khi nhắc tới nghệ thuật hội họa sơn mài.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1909 – 1993)
Theo ông Thái Bá Vân, với nửa thế kỷ sáng tác tranh, là một trong ba ngôi sao sáng nhất của nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam, Nguyễn Gia trí được mệnh danh là ” cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Điều này đặc biệt quan trọng khi sơn mài trước đây chỉ được sử dụng như một chất liệu trang trí truyền thống. Và phải đến những năm 1930 với Nguyễn Gia Trí, Trần Quang Trân, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu, một chân trời mới với những cơ hội mới mở ra với loại chất liệu này. Họa sĩ Tô Ngọc Vân viết: “Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng”. Thời kỳ đầu của hội họa sơn mài, những cái tên như: Nguyễn Văn Quế, Tạ Tỵ, Phạm Hậu, Mạnh Quỳnh, Nguyễn Khang, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn… đều góp mặt. Những bức tranh trong giai đoạn này thường mang nét trầm lặng, cổ kính với những đường nét tỉ mỉ, được trau chuốt đến từng chi tiết nhỏ nhất. Tuy vậy, Nguyễn Gia Trí là ngoại lệ, ông vượt qua khuôn khổ, đưa những đường nét tự do, ngạo nghễ vào trong tranh của ông. Những đường nét đời thường như khóm tre, bụi chuối, hồ sen,… bỗng chốc trở nên thật kỳ ảo và khác biệt như vừa bước ra từ những bộ truyện cổ tích. Dưới đây là một số tác phẩm để đời của ông:
Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988)
Ông đã làm một cuộc thay đổi mới, tác động đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và đặc biệt là sơn mài. Đồng thời, ông cũng vận dụng thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại của châu u nhưng không từ bỏ nghệ thuật dân gian và truyền thống Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm là một họa sĩ, cây sơn mài lớn của nghệ thuật hội họa Việt Nam. Trong khi Nguyễn Gia Trí đưa nghệ thuật sơn mài lên đỉnh cao với phong cách vẽ thần tiên thì đối với Nguyễn Sáng, nghệ thuật của ông là cuộc sống đời thường, chiến tranh, cách mạng và những mâu thuẫn của hiện tại. Những tác phẩm sơ nmafi thành công nhất của Nguyễn Sáng có đóng góp vô cùng lớn lao cho sự phát triển của nghệ thuật hội họa Việt Nam nói chung và nghệ thuật tranh sơn mài nói riêng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ, chúng truyền tải những thông điệp rõ ràng về sự tồn tại của con người và tiềm năng sáng tạo hiện đại to lớn. Giai đoạn năng động nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của Nguyễn Sáng là vào những năm 1970.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922)
Là một trong bộ tứ Nghiêm – Liên – Sáng – Phái của hội họa sơn mài Việt Nam, ông là môt họa sĩ với phong cách vẽ tranh sơn mài, sơn dầu và sơn bột nổi tiếng hàng đầu.
Họa sĩ Phan Kế An (1923)
Hoạ sĩ Phan Kế An là người có tài năng ở nhiều thể loại và chất liệu tranh như: sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ,… Tranh của ông thường tái hiện chân thực hiện thực, cuộc sống, kháng chiến, sinh hoạt của những người dân miền núi trung du. Những tác phẩm tiêu biểu của ông là: Nhớ một chiều Tây Bắc – 70x112cm (1955); Gặt ở Việt Bắc – 60x50cm (1955); Những đồi cọ 150cmx250cm (1965).
Họa sĩ Lê Quốc Lộc (1918-1987)
Lê Quốc Lộc – Qua bản cũ – 1958, sơn mài. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
Họa sĩ Lê Quốc Lộc chuyên sáng tác tranh sơn mài bằng kỹ thuật truyền thống, với sự tìm tòi sáng tạo, cách sáng tác độc đáo, giàu cảm xúc về kháng chiến và cách mạng. Ông có kiến thức chuyên sâu về nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống và có nhiều đóng góp trong việc hình thành và phát triển ngành mỹ nghệ công nghiệp nghệ thuật ở Việt Nam.
Hội chùa – Lê Quốc Lộc – 1939
Họa sĩ Nguyễn Khang (1911 – 1989)
Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh nhận xét: Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Khang là những tác phẩm sơn mài xuất sắc mang vẻ đẹp tinh tế, sâu lắng, thể hiện tư tưởng tốt đẹp của họa sĩ về tổ quốc và con người trong trong kháng chiến. Trong chiến tranh, ông đã nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật trang trí và có những đóng góp to lớn cho giáo dục và gây dựng ngành mỹ thuật nước ta.Mường mến yêu – 1939; Ngưu Lang – Chức nữ – 1943; Nguyễn Trãi – Thị Lộ – 1944; Ông nghè vinh quy – 1944; Bốn con ngựa và hai bé mồ côi – 1944; Thú vui nông thôn – 1944 và tiêu biểu là tác phẩm Đánh cá đêm trăng – 1945 được lưu giữ, bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sĩ Trần Đình Thọ (1919 – 2010)
Những bức tranh sơn mài của ông được sáng tác bằng tất cả sự tỉ mỉ, được chế tác theo phong cách truyền thống, phản ánh hoạt động sản xuất, các cuộc đấu tranh và phong cảnh quê hương của ông. Nhiều bức tranh phong cảnh của ông đạt chất lượng nghệ thuật cao và được đông đảo công chúng yêu thích.
Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng
Nguyễn Đức Nùng là họa sĩ có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu và phát triển mỹ thuật Việt Nam, ông sáng tác bằng nhiều chất liệu nhưng tiêu biểu nhất là sơn mài truyền thống. Tác phẩm hội họa của ông chủ yếu đề cập đến các đề tài cách mạng, kháng chiến và sản xuất theo phong cách hiện thực với nhiều tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, thử nghiệm, sáng tạo, khái quát và có giá trị nghệ thuật cao.
Ngoài các tác giả kể trên, một nhóm họa sĩ (hiện có 52 thành viên) là “Nhóm họa sĩ Sơn Ta” cũng đã góp công lớn trong việc tạo nên một hình ảnh mới cho thể loại tranh sơn mài nước nhà. Có thể kể đến một số cái tên như: Nguyễn Trường Linh Phan Quang Tuấn, Trần Tuấn Long, Chu Viết Cường, Nguyễn Kim Đồng, Nguyễn Đức Đàn, Trần Ngọc Hưng, Đặng Phương Thảo, Nguyễn Văn Bảy, Đặng Chính Trung…và nhiều họa sĩ khác.