Nói đến bảo vật quốc gia nào người ta thường nghĩ đến những bảo vật hết sức giá trị và có sự ảnh hưởng về văn hóa nghệ thuật cũng như lịch sử của Việt Nam. Chúng thường được bảo vệ bởi pháp luật và được bảo quản hết sức cẩn thận tránh những hư hỏng của thời gian và điều kiện ngoại cảnh.
Một trong những bảo vật quốc gia trong lĩnh vực nghệ thuật có thể nói đến đó là những tác phẩm tranh. Dưới đây chúng tôi tôi xin giới thiệu đến các bạn 7 bức tranh được coi là bảo vật quốc gia
Bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí
bức tranh ra đời trong giai đoạn đất nước đang còn chiến chiến tranh được vẽ năm 1969 và hoàn thành năm 1989 bức tranh miêu tả khung cảnh mùa xuân ăn hình ảnh của thiếu nữ ba miền Bắc Trung Nam đang vui hội Cùng với đó là khung cảnh chùa chiền cây cối được hiện lên hết sức sinh động và đẹp mắt Đây là một trong những tác phẩm của cuối cùng của họa sĩ Nguyễn Gia Trí có kích thước lớn nhất và nó được coi là tác phẩm đặc sắc nhất của họa sĩ này
Bức tranh “Hai thiếu nữ và em bé” của danh họa Tô Ngọc Vân
Tác phẩm tranh được ra đời năm 1944 mô tả một khung cảnh yên bình hiện ra với 2 cô gái đang ngồi bên cạnh một chú bé đang chơi đùa. Có thể nói tác phẩm kế thừa phong cách tạo hình của phương tây nhưng lại mang tinh thần của Phương Đông thể hiện qua những hình ảnh giản dị như tà áo dài, chõng che, cây vông nhưng lại được đặt trong một bố cục hình học mang thiên hướng hiện đại.
Tranh “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn
Bức tranh được vẽ năm 1943 bằng chất liệu sơn dầu. Đây là một bức tranh sơn dầu vẽ chân dung của một cô bé gần nhà họa sĩ. Trong tranh, Thúy ngồi trên chiếc ghế mây trước tắm rèm hoa, gương mặt sáng bầu bĩnh đôi mắt đen náy như xoáy vào lòng người xem đã được khắc họa hết sức sinh động dưới bàn tay của họa sĩ.
Bức “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng
Vẽ năm 1963 bằng chất liệu sơn mài, ngoài giá trị về văn hóa đây là là một bức tranh còn mang đậm ý nghĩa lịch sử bởi bức tranh sơn mài ghi lại chân thực hình ảnh các chiến sĩ đang được kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, một tinh thần hào hùng chiến đấu quên mình mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của các chiến sĩ Bộ đội đã được khắc họa một cách sống động và chân thực nhất trong bức tranh nghệ thuật đẹp này.
Tranh “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” của họa sĩ Dương Bích Liên
Được sáng tác năm 1980, bức tranh được vẽ trong những ngày được tiếp xúc với Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc năm 1952 của họa sĩ. Tác phẩm miêu tả chủ tịch Hồ Chí Minh và con ngựa chuẩn bị băng qua dòng suối đang chảy cuồn cuộn, một ý nghĩa toát lên khắc họa tinh thần vượt khó sự điềm tĩnh trong con người Bác bên cạnh không gian núi rừng hùng vĩ.
Bức tranh “Gióng” của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Đây là một bức tranh được sáng tác năm 1990 bằng chất liệu sơn mài mô tả hình tượng người anh hùng Gióng trong truyền thuyết bằng những nét vẽ hết sức trừu tượng mang hơi hướng của phương tây, bao gồm nhiều nét hình đơn giản như hình vuông, tam giác, tròn, hình thang, hình bán nguyệt…vv và được pha trộn hết sức tài tình để tạo nên bức tranh đẹp này.
Bức “Thanh niên thành đồng” là tác phẩm thứ hai của Nguyễn Sáng
Bức tranh được sáng tác năm 1978 bằng chất liệu sơn mài mô tả cảnh học sinh, sinh viên đang biểu tình chống chiến tranh trong những năm 60 phản đối sự có mặt của lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Trong chanh 2 lính Mỹ hiện lên ở phía trước những sinh viên học sinh đang trong tay với những khẩu súng nhưng để đáp lại những hình ảnh đó những tinh thần bất khuất ý chí kiên cường đấu tranh của các thanh niên, sinh viên đã hiện lên rõ nét và rất mạnh mẽ trong bức tranh này.