Mô tả
“Tùng, Cúc, Trúc, Mai” là bộ tranh tứ quý đã rất quen thuộc với người yêu nghệ thuật. Tuy nhiên đối với cây Tùng, khi kết hợp với hình ảnh biểu tượng khác lại gợi ra những ý nghĩa vô cùng tinh tế. Bức tranh “Tùng và Hạc” chính là biểu trưng cho giá trị mới khác biệt đó.
Hạc là một trong số ít các loài lông vũ được người xưa lựa chọn làm cống phẩm tiến vua. Danh xưng “nhất phẩm đương triều” hoàn toàn tương xứng, bởi loài Hạc không chỉ đại diện cho sức sống mãnh liệt, tuổi thọ trường tồn cùng đất trời mà nó còn tượng trưng cho những gì thanh tao, cao khiết nhất. Kết hợp với một trong “Tứ quân tử” ý nghĩa về sức sống bền bỉ càng thêm rõ nét. Mọc lên từ vùng đất khô cằn, nghèo cỗi nhưng cây Tùng vẫn mạnh mẽ vươn lên, vượt qua cái nắng thiêu đốt của mùa hạ, băng qua cái rét cắt da của mùa đông, cây Tùng vẫn hiên ngang lan tỏa khí chất của loài cây kiên cường trước bão táp mưa sa.
Sự kết hợp giữa “nhất phẩm điểu” – loài Hạc, với “Chúa chùm thảo mộc”- cây Tùng, có thể coi là một sự kết hợp vô cùng đặc sắc. Hai loài đều có sức sống lâu bền, một loài thoát tục với bộ lông trắng muốt, một loài vươn cao với khí chất ngạo nghễ, hai hình ảnh khi kết hợp với nhau đã tạo ra hiệu ứng giao hòa vô cùng mạnh mẽ. Bức tranh “Tùng và Hạc” khắc họa hình ảnh của những chú hạc đậu trên thân tùng nổi bật trên sắc trời huyền ảo với những ráng mây và núi thấp thoáng phía xa. Không phải một mà là ba con hạc với ba tư thế khác nhau được người nghệ sĩ họa lại: con vươn thẳng với sải cánh mềm mại, con thu mình, con thư thái; mỗi một tư thế gợi cho người ta một loại cảm nhận khác nhau khi quan sát tranh.
Không chỉ mang những ý nghĩa về mặt nghệ thuật và biểu tượng, “Tùng và Hạc” còn là bức tranh mang ý nghĩa phong thủy. Bởi lẽ, với khí chất của mình cây Tùng xưa nay được người ta coi là loài cây có thể xua đuổi tà ma, loài hạc cao khiết có thể gợi ra cảm giác tĩnh tâm, gọi bình an. Lựa chọn tranh sơn dầu cho bức tranh này có thể nói là lựa chọn phù hợp nhất, bởi để thâu tóm được cái thần của cảnh vật người nghệ sĩ có thể linh hoạt với những lớp dầu mỏng như cánh ve hay dày như bức phù điêu. Đối với một người sành nghệ thuật thì “Tùng và Hạc” chắc hẳn là một bức họa đủ cả yêu cầu về hội họa lẫn giá trị biểu tượng. Một bức tranh có đẹp, có xuất sắc, có thể tồn tại lâu bền hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự yêu thích của người xem.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.