Mô tả
Có lẽ người họa sĩ sẽ không vẽ tranh chỉ bằng tay mà còn vẽ tranh cả bằng xúc cảm và con mắt. Xúc cảm chỉ được khơi gợi lên khi họ có cảm nhận có kiến thức thực sự về nơi ấy. Con mắt sẽ tạo ra những điểm nhìn vô cùng đặc biệt để tạo ra một khoảng không gian, những đường cong, cách sắp xếp bố cục, phối cảnh, sắc màu một cách phù hợp để có thể dẫn lối người xem đi vào trong bức họa để hòa mình và chìm vào một thế giới khác. Nơi đó có thể là khoảng thời gian trong quá khứ để cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh. Có lẽ một bức tranh có sức ảnh hưởng và để lại những âm vang lớn nhất khi có thể khơi gợi ra từng cảm nhận về âm thanh, xúc chạm nữa chứ không phải chỉ dừng lại ở vẻ đẹp ở màu sắc, hình ảnh.
Có lẽ chủ đề về những bức tranh phố cổ Hà Nội đã quá đỗi quen thuộc với những người yêu tranh. Mỗi bức tranh về phố cổ Hà Nội đều mang một phong cách khác nhau về ý tưởng vẽ và cảm nhận riêng của tác giả. Bức tranh sơn dầu phố cổ Hà Nội này cũng không phải là ngoại lệ. Bức tranh cho người xem nhìn rõ về khung cảnh Hà Nội ngày xưa khác với ngày nay như thế nào?
Hà Nội ngày xưa đơn sơ lắm, những ngôi nhà, đường phố, những hàng cây rất đỗi thân thương, quen thuộc và nó đã đi vào sâu trong tâm thức, là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong lòng những con người Hà Thành. Sắc màu trong tranh không chìm vào những nỗi u buồn về một thời đã qua, nó vẫn còn rạo rực, xuyến xao. Ta vẫn còn thấy nắng, thấy những ánh vàng của nắng, thấy từng chiếc lá rơi xuống đường một cách nhẹ nhàng, một chút gió thoang thoảng đâu đây. Có lẽ bức tranh vẽ phố cổ vào mùa thu khi có những người phụ nữ gánh hàng về, như gánh cả những những chiếc lá vàng rơi, như chở cả mùa thu trở về. Người họa sĩ đã rất khéo léo khi đặt con đường vào trung tâm của bức tranh như mời gọi, khơi gợi người xem hãy hòa vào đấy, đi dọc theo con đường của phố cổ Hà Nội để khám phá xem phố cổ Hà Nội xưa có khác nay hay không? Khác ngày nay như thế nào và đẹp giản dị ra sao?
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.